Công bố Sáng kiến và Tọa đàm về Chương trình hỗ trợ Nâng cao năng lực CĐS ngành gỗ, chế biến gỗ Việt Nam

Về dự án
Dự án “Phát triển mạng lưới CIO ngành gỗ, chế biến gỗ” là sáng kiến của Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP.HCM (HAWA), cùng sự phối hợp triển khai của Ban nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV), với sự hỗ trợ kĩ thuật của Quỹ Châu Á (TAF), được công bố và triển khai trong năm 2022. Dự án thuộc khuôn khổ Chương trình Nâng cao năng lực Chuyển đổi số ngành Gỗ do Quỹ Châu Á tài trợ năm 2021, với mục tiêu kết nối và nâng cao năng lực cho các “hạt giống” công nghệ số trong doanh nghiệp gỗ, chế biến gỗ tại Việt Nam. Giai đoạn đầu năm 2022, dự án hướng tới tạo lập một cộng đồng lãnh đạo về công nghệ số có khả năng và quyết tâm để dẫn dắt thành công câu chuyện chuyển đổi số của ngành Gỗ, chế biến gỗ.

Tuyển chọn Doanh nghiệp đăng ký tham dự Bootcamp đào tạo CIO
Thông báo danh sách doanh nghiệp tham dự Bootcamp
Bootcamp training cho CIO ngành gỗ, chế biến gỗ
Tọa đàm chuyển đổi số ngành: xu hướng, tiếp cận và thực tiễn
Field-trip 1 – Công ty AA Tây Ninh kết hợp nói chuyện về chủ đề DN thực hành tốt về ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số
Field-trip 2 – Công ty Trường Thành TTF kết hợp nói chuyện về vai trò Leadership trong bài toán chuyển đổi số của doanh nghiệp
[Hội thảo] CHUYỂN ĐỔI SỐ NGÀNH GỖ SẢN XUẤT THÔNG MINH & PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
Nội dung đào tạo
Chương trình đào tạo ngắn hạn thiết kế đặc thù giúp cho lãnh đạo CNTT, quản lý CNTT ở các doanh nghiệp nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý để thúc đẩy tạo ra các giải pháp ứng dụng CNTT mang giá trị đột phá.
Module 1: Sơ lược về xu hướng công nghệ và các framework phổ biến hiện tại
- Chuyển dịch cơ sở hạ tầng Cloud, On-Premise, Hybrid - Các công nghệ mới nổi AI, ML - Các xu hướng và công cụ phân tích dữ liệu - Các IT Management Framework phổ biến
Module 2: Các khái niệm và công cụ của Relationship & Leadership
- Giới thiệu về Kỹ năng xây dựng mối quan hệ - Phương pháp phân loại và phát triển các mối quan hệ - Các công cụ ứng dụng trong giao tiếp và xây dựng mối quan hệ - Kỹ năng lãnh đạo và năng lực cá nhân - Các năng lực lãnh đạo cốt lõi
Module 3: Find-out expectation và định hướng bản thân. Tăng tính cam kết – Integrity
- Ý niệm về thương hiệu cá nhân - Định luật tạo kết quả - Phác họa lãnh đạo IT trong bối cảnh hiện tại - Cam kết và phác thảo kế hoạch bản thân
Module 4: Enterprise Architecture (EA) Introduction
- EA: định nghĩa, các chuẩn và các domain - Áp dụng tinh gọn: EA kiến trúc hệ thống trong quản lý IT
Module 5: Cascade EA business domain xuống MIS
- Giới thiệu về hệ thống thông tin quản lý (MIS) - Tầm quan trọng của MIS trong chiến lược chuyển đổi số - Các thành phần của hệ thống thông tin quản lý - Cách thức Cascade EA thành các dự án MIS - Hướng tiếp cận để triển khai một dự án MIS thành công - Cơ chế vận hành, khai thách hệ thống MIS đạt hiệu suất - Các năng lực tuyên quyết để triển khai MIS thành công
Module 6: Từ MIS triển khai thành Infrastructure
- Các thành phần và dịch vụ trong quản trị hạ tầng - Vận hành hạ tầng và những thách thức - Đổi mới Công nghệ và cơ hội kinh doanh
Module 7: Vận hành IT Infrastructure theo ITSM
- Giới thiệu tổng quan về Dịch vụ CNTT - Một số hướng dẫn triển khai - Chuỗi giá trị trong hoạt động vận hành - Một số kỹ thuật hỗ trợ người dùng hiệu quả
Ban cố vấn
Phạm Thị Ngọc Thủy
Giám đốc Điều hành Văn phòng Ban Nghiên cứu Phát triển Kinh tế tư nhân/ Văn phòng ViEF
Với gần 20 năm kinh nghiệm làm việc trong khu vực nhà nước và tư nhân, đặc biệt với vai trò lãnh đạo trong tổ chức chuyên về thúc đẩy sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân tại Việt Nam. Bà Thủy từng có kinh nghiệm làm việc và được các tổ chức trong nước cũng như quốc tế đánh giá cao (bao gồm nhiều đại sứ quán, UNDP, USAID, Wordbank, IFC, ADB, GIZ, TAF, ...). Bà Thủy tốt nghiệp Học viện Hành chính Quốc gia và có bằng Thạc sĩ Quản lý Khoa học và Công nghệ tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Nguyễn Chánh Phương
Phó chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Mỹ nghệ & Chế biến gỗ TP.HCM (HAWA). Tổng giám đốc Cty Danh Mộc.
Năm 1997, ông tốt nghiệp chuyên ngành Kiến trúc sư tại ĐH kiến trúc TP.HCM Năm 2013, ông tốt nghiệp Thạc sĩ ngành Quản lý dự án xây dưng của Viện Công nghệ Châu Á (AIT). Với hơn 20 năm kinh nghiệm làm việc, điều hành trong lĩnh vực xây dựng, nội thất, ông sở hữu những kinh nghiệm giá trị thuộc nhiều khía cạnh: sản xuất, thương mại và quản trị. Ngoài ra, ông cũng là một trong những lãnh đạo tiên phong trong việc nghiên cứu công nghệ mới để nâng cao năng lực, hiệu quả sản xuất và bán hàng. Nhiều quy trình vận hành, quản trị đã được ông áp dụng công nghệ hiệu quả như hệ thống Social Enterprise, CRM, các phần mềm đẩy mạnh thiết kế và sản xuất. Đồng thời, ông cũng là tác giả của phần mềm thiết kế KDS. Trong năm 2020, Ông Nguyễn Chánh Phương và HAWA đã nghiên cứu & phát triển Nền tảng triển lãm trực tuyến HOPE lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam (HAWA Online Platform for Exhibition).
Trần Viết Huân
CTO, IBM Cloud Labs, IBM ASEAN & Cloud Architect Leader, IBM ASEAN.
Tiến sĩ Trần Viết Huân hiện đang là CTO, IBM Cloud Labs, IBM ASEAN & Cloud Architect Leader, IBM ASEAN. Ông Huân có bằng thạc sĩ về khoa học máy tính của học viện Pháp Ngữ về Khoa Học Máy Tính, và bằng tiến sĩ công nghệ máy tính của trường ĐH Joseph Fourier, Pháp. Tại Việt Nam, ông Huân sẽ hỗ trợ các khách hàng, các cơ quan chính phủ, các trường ĐH, các viện nghiên cứu và các đối tác kinh doanh tìm hiểu toàn diện về các chương trình và phát kiến nghiên cứu của IBM. Ông Huân là người tiên phong áp dụng những phương pháp và kết quả sáng tạo toàn cầu của IBM tại Việt Nam để đảm bảo rằng Việt Nam sẽ luôn cập nhật với những chương trình đổi mới sáng tạo diễn ra khắp nơi trên thế giới.
Phan Thanh Sơn
Giám đốc Công nghệ/ CTO công ty Hệ thống Thông tin FPT - FPT IS
Ông Phan Thanh Sơn có hơn 25 năm kinh nghiệm về quản lý kinh doanh, hệ thống đối tác, phát triển thị trường, tư vấn, kỹ thuật và điều hành trong ngành ICT. Ông đã làm việc với các khách hàng ở nhiều ngành công nghiệp khác nhau như lĩnh vực công, viễn thông, dịch vụ tài chính, dầu khí, sản xuất, giáo dục, an ninh, quốc phòng, bất động sản/ xây dựng/ khách sạn, bán lẻ, y tế và giao thông. Năm 2019 ông Sơn đảm nhiệm vai trò Giám đốc Phát triển Kinh doanh/ CBDO dẫn dắt phát triển thị trường mới, mô hình kinh doanh mới, chiến lược của FPT IS cùng với các khách hàng, đối tác và các ngành trọng điểm trong đó có Công nghiệp Số, doanh nghiệp nhỏ và vừa. Các tập đoàn lớn ông đã làm việc trước đây như Cisco, Equant (nay là Orange Business Services), Liên doanh dầu khí Việt-Nga Vietsovpetro, công ty TRADEVICO-IBC (đối tác kinh doanh đầu tiên của IBM tại Việt Nam) và tập đoàn T&C với nhiều vai trò khác nhau.
Nguyễn Hoài Bảo
Phó TGĐ Scansia Pacific
Ông Nguyễn Hoài Bảo là Phó TGĐ của Scansia Pacific, nhà sản xuất và xuất khẩu đồ nội thất trong nhà và ngoài trời sang thị trường Châu Âu và Bắc Mỹ. Kể từ khi gia nhập công ty từ tháng 10 năm 2015, ông chịu trách nhiệm về Phát triển Kinh doanh, Kỹ thuật và Chuyển đổi số. Trước khi gia nhập Scansia Pacific, ông đã có hơn 12 năm làm việc tại Thung lũng Silicon (California, Hoa Kỳ) ở vai trò kỹ sư máy tính cho NVIDIA và LeWiz Communication. Ông có bằng Kỹ sư máy tính (loại xuất sắc), Thạc sĩ Kỹ sư Hệ thống, và Thạc sĩ quản trị kinh doanh, tất cả từ Đại học Tiểu Bang California tại San Jose, Hoa Kỳ.
Đội ngũ chuyên gia
Đoàn Đức Đề
Chuyên gia tư vấn CNTT cấp cao, Giảng viên quốc tế của PeopleCert.
Với 20 năm kinh nghiệm làm quản lý ở các công ty lớn của ngước ngoài, tư vấn hệ thống quản lý CNTT, tư vấn hệ thống quản lý doanh nghiệp, giảng dạy các chương trình quản lý CNTT,… Khi nói nhắc đến tên ông, nhiều người nghĩ ngay đến một nhà tư vấn chuyên nghiệp, một giảng viên quốc tế với hiểu biết rộng và kiến thức chuyên môn chuyên sâu.
Vũ Mạnh Cường
Giám đốc CNTT của tập đoàn Wilmar CLV
Anh có nhiều kinh nghiệm xây dựng các hệ thống quản lý như: Hệ thống quản trị nguồn nhân lực (ERP), Hệ thống phân phối (DMS), Hệ thống dịch vụ CNTT (ITSM), Hệ thống dây chuyền tự động trọng sản xuất (Automation), và ứng dụng các công nghệ tiên tiến như Cloud Service, Machine Learning, IoT vào các hệ thống quản lý của tập đoàn.
Phạm Văn Trọng
Giám đốc Công nghệ của BachHoaXanh (thành viên tập đoàn Thế Giới Di Động), Kiến trúc sư trưởng của hệ thống CNTT của Thế Giới Di Động
Anh chính là kiến trúc sư trưởng của hệ thống CNTT trong những ngày đầu tiên đến bây giờ mà nhiều doanh nghiệp Việt khao khát. “Chia sẻ chính là đam mê” đó là nhận định của anh Phạm Văn Trọng khi tham gia chương trình huấn luận này bên cạnh các chủ đề ứng dụng CNTT mà anh đã chia sẻ với cộng đồng CIO Vietnam trước đó. Anh hy vọng rằng với thời gian, kiến thức CHO đi sẽ góp phần cho các nhà quản lý CNTT trẻ, năng động phát triển năng lực, để từ đó tự tin ứng dụng CNTT một cách hiệu quả để thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển và tạo ra một thế hệ lãnh đạo CNTT đủ Tâm và Tầm.
Trần Công Cao
Tổng Giám đốc công ty Apex Global
Bên cạnh công việc điều hành, anh còn tham gia công việc đào tạo và huấn luyện các kỹ năng quản lý, phương pháp quản lý CNTT cho các doanh nghiệp hàng đầu như Thế Giới Di Động, Central Group Vietnam, VNPT Group,… Với 16 năm kinh nghiệm đảm nhận các vai trò như Giám đốc kỹ thuật, Trưởng bộ phận kỹ thuật, và các vai trò khác ở các công ty Cadena Vietnam, một công ty của Hà Lan, chuyên phát triển hệ thống quản trị nguồn nhân lực (HCM) cho thị trường Đông Nam Á. Anh từng xây dựng hệ thống phát triển phần mềm theo CMMi thành công, và là kiến trúc sư trưởng cho các phần mềm lớn chạy trên nền tảng Cloud.
Phan Cảnh Nhật
Giám đốc công ty SeaTek
Anh từng đảm nhận các vai trò quản lý cấp cao ở các doanh nghiệp thanh toán trực truyến và ngân hàng như: VietUnion Corp (Payoo), M_Services JSC (MoMo), VNG, Ngân hàng Việt Á. Anh từng triển khai thành công các hệ thống bảo mật, và lấy chứng chỉ quốc tế ISO 27001, PCI DSS, hệ thống Data Center lớn. Với 19 năm kinh nghiệm thực tiển về xây dựng các hệ thống cơ sở hạ tầng, các thệ thống thanh toán trực tuyến, kiến trúc hệ thống CNTT.
Lợi ích khi tham gia
Những giá trị học viên nhận được
Kiến thức CNTT
Hiểu khái quát về xu hướng công nghệ, các khung kiến thức quản lý CNTT phổ biến trên thế giới. Từ đó phát triển lộ trình để ứng dụng vào doanh nghiệp phù hợp với định hướng chiến lược kinh doanh.
Mối quan hệ chiến lược
Hiểu rõ tầm quan trọng của mối quan hệ chiến lược giữa quản lý CNTT với ban giám đốc và các giám đốc bộ phận trong doanh nghiệp.
Leadership
Hiểu hướng ứng dụng phương pháp xây dựng mối quan hệ chiến lược, các công cụ, các kỹ thuật leadership trong công việc hàng ngày.
Định hướng
Hướng tiếp cận để khám phá định hướng nghề nghiệp của bản thân về con đường quản lý CNTT chuyên nghiệp.
Kiến trúc tổng thể
Hiểu khái quát về hệ thống kiến trúc tổng thể (Enterprise Architecture). Từ đó tham khảo cách vẽ lên lộ trình chiến lược CNTT ở các tập đoàn hàng đầu.
Đơn vị triển khai
Tin tức và sự kiện
[Hội thảo] CHUYỂN ĐỔI SỐ NGÀNH GỖ SẢN XUẤT THÔNG MINH & PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
Dự án “Phát triển mạng lưới CIO ngành gỗ, chế biến gỗ” là sáng kiến của Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP.HCM (HAWA), cùng sự phối hợp triển khai của Ban nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV), với sự hỗ trợ kĩ thuật của Quỹ Châu Á (TAF), hỗ trợ chuyên môn của CIO Việt Nam, được công bố và triển khai trong năm 2022. Dự án thuộc khuôn khổ Chương trình Nâng cao năng lực Chuyển đổi số ngành Gỗ do Quỹ Châu Á tài trợ năm 2021, với mục tiêu kết nối và nâng cao năng lực cho các “hạt giống” công nghệ số trong doanh nghiệp gỗ, chế biến gỗ tại Việt Nam. Giai đoạn đầu năm 2022, dự án hướng tới tạo lập một cộng đồng lãnh đạo về công nghệ số có khả năng và quyết tâm để dẫn dắt thành công câu chuyện chuyển đổi số của ngành Gỗ, chế biến gỗ.
Chuyển đổi số ở doanh nghiệp nội thất Việt Nam: Ứng dụng nhiều, thách thức lớn
Trong khuôn khổ dự án “Phát triển mạng lưới CIO ngành gỗ, chế biến gỗ” do HAWA cùng Ban IV phát động, hai chuyến khảo sát thực tế ở nhà máy AA Corporation Tây Ninh, Công ty cổ phần Đầu tư logistics U&I, Công ty cổ phần Tập đoàn Kỹ nghệ gỗ Trường Thành đã được tổ chức với sự tham gia của đại diện gần 100 doanh nghiệp.
Phải xem chuyển đổi số là một cuộc “lột xác”
Với những đặc thù về nguyên liệu, thị trường, quy trình sản xuất… và cả “tập quán” mà việc chuyển đổi số của ngành gỗ và sản phẩm gỗ gặp nhiều khó khăn, ông Phan Thanh Sơn, Giám đốc Phát triển kinh doanh, Giám đốc Trung tâm tư vấn chuyển đổi số doanh nghiệp - Công ty Hệ thống thông tin FPT - FPT IS đã có những chia sẻ về thực trạng này.
Chuyển đổi số là “vẽ lại DNA” của các thủ lĩnh trong tổ chức
Thực tế chuyển đổi số trong doanh nghiệp ngành gỗ có nhiều tích cực khi Việt Nam là quốc gia xuất khẩu gỗ và đồ gỗ đứng thứ 5 thế giới, đã đem về trên 14 tỷ USD trong năm 2021…